Việc nuôi gà đòi hỏi bạn không chỉ quan tâm tới tăng sản lượng trứng mà còn cần đảm bảo chất lượng & sức khỏe của chúng. Một trong căn bệnh nguy hiểm nhất gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi đó là EDS(hội chứng giảm đẻ). Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách chữa bệnh EDS trên gà cùng biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
EDS ở gà là bệnh gì?
EDS(Egg Drop Syndrome) là căn bệnh do virus thuộc chủng Adenovirus gia cầm gây ra, trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng đẻ trứng của gà. Nó làm giảm số lượng, chất lượng trứng, khiến vỏ trứng mỏng manh, sần sùi, dễ bị biến dạng.
Những con gà mắc EDS có thể sẽ không biểu hiện rõ dấu hiệu sức khỏe yếu về thể chất, tuy nhiên sản lượng & chất lượng trứng lại bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập kinh tế của người nuôi.
Bệnh EDS không những xuất hiện ở gà mái mà còn có thể lây lan ở loại gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng khiến nguy cơ lây nhiễm lan rộng. Vì vậy, việc nhận biết, xử lý bệnh sớm là rất quan trọng để ngăn sự lây lan, giảm thiểu thiệt hại.
Nguyên nhân gây ra bệnh EDS trên gà
Để có thể chữa bệnh EDS trên gà và phòng ngừa hiệu quả, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra là bước đầu tiên quan trọng. Cụ thể, nguyên nhân chính gây ra EDS trên gà gồm:

- Virus Adenovirus gia cầm: Đây là tác nhân chính gây bệnh EDS. Nó có khả năng lây nhanh chóng trong đàn gà, đặc biệt là từ gà mẹ sang gà con thông qua trứng. Những con gà đẻ ra trứng từ đàn mẹ nhiễm virus này có nguy cơ cao mắc bệnh từ khi mới nở.
- Lây lan theo chiều ngang: Ngoài ra, bệnh còn có thể lan truyền từ gà bệnh qua gà khỏe qua việc tiếp xúc trực tiếp, nước uống, thức ăn và dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm virus. Chưa hết, phân và những chất bài tiết từ gà bệnh cũng là nguồn lây nhiễm bạn không thể xem nhẹ.
- Điều kiện môi trường kém: Khi không vệ sinh, khử trùng môi trường chăn nuôi định kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển & lây lan. Các khu vực chăn nuôi bẩn thỉu, ẩm ướt là nơi lý tưởng để virus tồn tại, lây nhiễm sang gà khác.
Hiểu rõ nguyên nhân này sẽ giúp bạn có những biện pháp chữa bệnh EDS trên gà kịp thời & hiệu quả để ngăn sự lây lan của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết của EDS trên gà
Một trong đặc điểm khó nhận biết của EDS là gà mắc bệnh thường không biểu hiện dấu hiệu sức khỏe suy yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết thông qua chất lượng trứng cùng hành vi của gà mái:

- Chất lượng trứng kém: Vỏ trứng không đều, mỏng và có bề mặt sần sùi. Không những vậy trứng còn dễ bị dập vỡ, biến dạng khi xử lý. Lòng trắng trứng đục và lòng đỏ nhão, mất độ đặc trưng.
- Biểu hiện sinh lý của gà mái: Những chú gà mái đẻ trứng có thể bị tiêu chảy, nhưng sau đó lại hồi phục nhanh nên không dễ nhận ra tình trạng bệnh qua sức khỏe chung.
- Tần suất đẻ trứng: Số lượng trứng đột ngột giảm hoặc không ổn định qua những thời kỳ đẻ.
Những con gà bị EDS thường không biểu hiện triệu chứng như chảy nước mũi, sốt cao hay khó thở, nên rất khó nhận biết bệnh chỉ qua quan sát bên ngoài. Tuy nhiên, nếu để ý và kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên bạn có thể sớm phát hiện, từ đó tiến hành chữa bệnh EDS trên gà kịp thời.
Cách điều trị, chữa bệnh EDS trên gà hiệu quả
Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị bệnh EDS, cho nên cách điều trị chủ yếu tập trung tăng cường sức đề kháng cho gà & hỗ trợ chức năng gan, thận cùng hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số cách chữa bệnh EDS trên gà được chuyên gia khuyến cáo:

- Dùng thuốc giải độc gan thận: Những loại thuốc như Goliver, Sorpherol giúp tăng chức năng gan thận, đồng thời hỗ trợ giải độc & khôi phục sức khỏe cho con gà nhiễm virus.
- Bổ sung thuốc tăng đề kháng cùng chất điện giải: Dùng sản phẩm như Vime C Electrolyte, Interferon, Gluco KC để bù đắp chất điện giải bị hao hụt, đồng thời tăng khả năng đề kháng của gà.
- Cung cấp men tiêu hóa & Vitamin: Những sản phẩm bổ sung men tiêu hóa như Lactozyme, Elecamin Plus giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hạn chế tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra bạn có thể bổ sung Vitamin, khoáng chất qua thức ăn, dung dịch Vitamin cũng là cách quan trọng để tăng sức khỏe tổng thể cho gà.
- Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo gà có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nước uống sạch sẽ và bổ sung thành phần cần thiết để giúp chúng phục hồi nhanh chóng.
Việc áp dụng các cách chữa bệnh EDS trên gà trên cần được thực hiện một cách đồng bộ & liên tục. Đặc biệt, bạn nên theo dõi sát sao gà và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp tình hình thực tế.
Biện pháp phòng bệnh EDS trên gà đơn giản
Phòng bệnh luôn là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tổn thất do EDS gây ra. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng đem tới hiệu quả cao:
- Chọn giống gà khỏe mạnh: Chọn gà có nguồn gốc rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ & có khả năng đề kháng tốt để giảm nguy cơ bệnh lan truyền trong đàn.
- Vệ sinh và khử trùng định kỳ: Cầm làm sạch, khử trùng chuồng trại thường xuyên, đặc biệt là khu tiếp xúc trực tiếp với gà như nơi ăn uống, dụng cụ chăn nuôi… Điều này giúp tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời ngăn sự lây lan của virus.
- Cách ly gà mới nhập: Gà mới trước khi nhập đàn nên được cách ly trong khoảng thời gian nhất định để kiểm tra sức khỏe, tránh mang mầm bệnh xâm nhập đàn gà hiện có.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh: Đặc biệt, trước thời điểm gà đẻ, khoảng 2 – 4 tuần, bạn cần tiêm phòng bệnh EDS cho gà. Việc này giúp tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ lây lan virus trong đàn.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ: Phun thuốc sát trùng chuồng trại từ 2 – 4 tuần/lần để tiêu diệt vi khuẩn, virus, tạo cho gà môi trường sống an toàn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung Vitamin và khoáng chất giúp gà tăng sức đề kháng để tự chống lại bệnh tấn công.
Kết luận
Hy vọng với thông tin chia sẻ vừa rồi, bạn đã có thêm kiến thức để chữa bệnh EDS trên gà, từ đó bảo vệ nguồn thu nhập và đảm bảo chất lượng gà luôn ở trạng thái tốt nhất. Đừng quên theo dõi trang đá gà trực tiếp hôm nay DagaCO để biết thêm nhiều mẹo nuôi gà hay khác bạn nhé!